CHUYỂN ĐẾN CHUNG CƯ MỚI: CÓ NÊN CÚNG NHẬP TRẠCH?

CHUYỂN ĐẾN CHUNG CƯ MỚI: CÓ NÊN CÚNG NHẬP TRẠCH?

5/5 - (2 votes)

Lễ nhập trạch là một nghi thức quan trọng trong văn hóa người Việt, đặc biệt khi chuyển đến nhà mới. Theo quan niệm dân gian, việc làm lễ nhập trạch sẽ giúp xua đuổi tà khí, đón những điều tốt lành vào nhà mới. Vậy nhận nhà chung cư có cúng nhập trạch không? Chuẩn bị nghi lễ nhập trạch nhà chung cư làm sao chuẩn theo truyền thống? Thủ tục nhập trạch căn hộ chung cư ra sao? Hãy cùng Richard tìm hiểu toàn bộ lễ cúng nhập trạch chung cư trong bài viết này nhé!

Lễ nhập trạch nhà chung cư là gì?

Lễ nhập trạch thể hiện sự tôn kính và cầu xin sự phù trợ từ các vị thần linh và thổ địa cai quản khu vực. Gia chủ mong muốn nhận được sự an lành và sung túc cho gia đình trong căn hộ mới. Việc thực hiện lễ nhập trạch không chỉ là tập tục truyền thống mà còn là phương thức để tạo ra một bầu không khí tích cực và đầy may mắn tại căn hộ mới. Đây cũng là dịp để gia đình tạo ra một khởi đầu mới, tràn đầy niềm vui và kỳ vọng vào tương lai

lễ cúng nhập trạch có cần thiết không

Lễ nhập trạch giúp mang lại may mắn khi về nhà mới

Việc cúng lễ cần được thực hiện thành tâm, tuân theo đúng những thủ tục. Nếu thực hiện không đầy đủ, không nghiêm túc chắc chắn thần linh sẽ trách phạt và cuộc sống không được bình an, thuận lợi. Vì thế, gia chủ cần sửa soạn lễ nhập trạch nhà chung cư cẩn thận, chọn ngày giờ tốt thực hiện nhập trạch nhà chung cư sẽ nhận được phúc lộc to lớn từ các đấng bề trên

Chọn ngày làm lễ nhập trạch chung cư như thế nào?

Đối với Lễ Nhập Trạch nhà chung cư cần phải thực hiện theo quy định và quan niệm của ông cha nhằm đem đến tài lộc và vận may cho gia chủ. Có rất nhiều cách lựa chọn ngày đẹp để dọn nhà cũng như làm Lễ Nhập Trạch trong năm

Theo giờ hoàng đạo

Tương xứng với 6 cặp tháng trong năm sẽ có những ngày hoàng đạo sau: (chỉ tính theo âm lịch)

Tháng 1 và tháng 7: Các ngày gồm Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất

Tháng 2 và 8: Các ngày đẹp gồm Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý

chuyển nhà chung cư có cần làm lễ cúng trạch không

Tính giờ hoàng đạo cần tính theo lịch âm

Tháng 3 và tháng 9: Các ngày hoàng đạo gồm Thìn, Dần, Thân, Dậu, Hợi, Tỵ

Tháng 4 và 10: Các ngày hoàng đạo gồm Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn

Tháng 5 và 11: Các ngày hoàng đạo gồm Thân, Ngọ, Tý, Sửu, Mão, Dậu

Tháng 6 và 12: Các ngày hoàng đạo gồm Tuất, Thân, Dần, Mão, Tỵ, Hợi

Theo tuổi gia chủ

Khi chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới, người ta sẽ xem xét tuổi của chủ nhà nhằm đảm bảo ngày được chọn phù hợp với tuổi và đem lại bình an, thịnh vượng cho gia đình. Dưới đây là cách chọn ngày làm mâm cúng về nhà mới dựa trên tuổi:

Tuổi Tý: Lấy ngày Tý, Dần hoặc Ngọ

Tuổi Sửu: Chọn ngày Sửu, Mão hoặc Thân

Tuổi Dần: Lựa ngày Dần, Tỵ hoặc Tuất

Tuổi Mão: Chọn ngày Mão hay Dậu, Hợi

Tuổi Thìn: Chấm ngày Thìn, Thân hoặc Mùi

Tuổi Tỵ: Chọn ngày Tỵ, Dậu hay Tuất

Tuổi Ngọ: Canh ngày Ngọ, Mùi hoặc Thìn

Tuổi Mùi: Chọn ngày Mùi, Thìn hoặc Tỵ

Tuổi Thân: Chọn ngày Thân, Dần hoặc Tuất

làm lễ nhập trạch chung cư có cần thiết không?

Xem xét tuổi của gia chủ để chọn được ngày làm lễ may mắn

Tuổi Dậu: Chọn ngày Dậu, Hợi hoặc Mão

Tuổi Tuất: Chọn ngày Tý hoặc Tuất, Dần

Tuổi Hợi: Chọn ngày Sửu, Hợi hay Mão

Ngoài tuổi của chủ nhà, bạn cũng có thể xem xét các yếu tố khác bao gồm ngày, tháng, năm mua nhà mới để chắc chắn rằng bạn có chuẩn bị tốt nhất cho lễ cúng chào mừng ngôi nhà mới của mình. Lưu ý rằng lựa chọn ngày bày mâm cúng về nhà mới là một sự kiện quan trọng đối với đời sống và phong tục tập quán của người Việt Nam, nên sự tư vấn từ các chuyên gia phong thuỷ sẽ giúp bạn chắc chắn rằng mâm cúng sẽ bày biện vào ngày hoàng đạo nhất nhằm đem lại nhiều tài lộc và thành công cho gia chủ

Theo hướng căn hộ

Theo quan niệm phong thuỷ, hướng căn hộ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự cân bằng hoặc xung khắc giữa các yếu tố. Do đó, khi làm lễ nhập trạch cho căn hộ chung cư, gia chủ có thể lựa chọn ngày thuận theo hướng nhà nhằm đem tới vận khí và tránh được điều xui xẻo

Nhà hướng Đông, thuộc hệ Mộc: Nên tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ thuộc hệ Kim

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Thuận theo hướng nhà cũng là cách để chọn được ngày làm lễ tốt

Nhà hướng Tây, thuộc hệ Kim: Hạn chế các ngày Mùi, Hợi, Mão thuộc hệ Mộc

Nhà hướng Nam, thuộc hệ Hỏa: Nên kỵ các ngày Tý, Thân, Thìn thuộc hệ Thủy

Nhà hướng Bắc, thuộc hệ Thủy: Tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất thuộc hệ Hỏa

Mâm cúng cho lễ nhập trạch nhà chung cư

Ngoài việc chọn ngày tốt để tiến hành lễ về nhà mới, gia chủ cũng cần chuẩn bị đồ lễ nhập trạch nhà chung cư chu đáo, tươm tất. Tuỳ theo điều kiện từng nhà để sắm sửa lễ giản dị hay trang trọng, tuy nhiên lễ nhập trạch nhà chung cư đơn giản nhất nên có đủ 3 phần chính là mâm ngũ quả, mâm cỗ cúng và hương hoa vàng mã.

Mâm ngũ quả

Gia chủ sắm 5 loại trái cây khác nhau, màu sắc tươi sáng, tươi mới, đem rửa sạch, lau khô và bày biện cẩn thận trước khi cúng.

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Khi dâng mâm ngũ quả lên cần lưu ý không bày trái đã hư, héo

Mâm cơm cúng

Mâm cúng nhập trạch chung cư thông thường có các món: gà luộc, xôi, bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), …. Gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm những món khác tuỳ thuộc vào điều kiện. Ngoài ra cần có 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Tùy vào văn hóa và điều kiện mỗi gia đình mà mâm cơm cúng lễ có thể chuẩn bị thêm món khác

Hương hoa vàng mã

Khi làm lễ cúng nhập trạch, gia chủ nên lựa chọn những loài hoa tươi có ý nghĩa tốt lành như hoa hồng, hoa cúc, nhang/vàng mã, trầu cau, 3 hũ đựng muối – gạo – nước, 1 cặp đèn cầy/nến, . .. 

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Hoa dâng cúng phải dùng hoa tươi mới

Bên cạnh đó có thể chuẩn bị một số vật phẩm cúng lễ nhập trạch chung cư gồm: 6 con ngựa đa màu sắc, áo quần, hài, mũ kiếm, mũ áo quan, tào quan, giấy tiền – vàng lá – nến mỗi thứ 5 tập, để tại các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc – Giữa nhà. 

Đồ cúng nhập trạch nhà chung cư

Cùng với mâm cúng nhập trạch chung cư, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cúng khác như: 

Bếp: Bếp ga, bếp than, bếp cồn, bếp lửa, . .. Nên chọn các loại bếp có ánh lửa 

Ấm đun để nấu nước dâng lên lúc cúng và mời mọi người uống. 

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Cần chuẩn bị thêm một vài vật dụng cần thiết

Bếp than hoặc bếp gas mini đặt trước cửa lúc mọi người đi từ ngoài vào nhà 

Các đồ dùng gia đình cần thiết như: thau chậu, chổi quét nhà, giẻ lau nhà, xoong nồi, bát đũa. .. 

Văn khấn để làm lễ nhập trạch chung cư

Theo phong tục thờ cúng của người Việt xưa, việc đốt hương và đọc văn khấn là một phần quan trọng của mọi nghi lễ cúng lễ, bao gồm cả nghi thức nhập trạch. Văn khấn thể hiện lòng thành và kính trọng đối với ông bà và tổ tiên

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Gia chủ cần đọc văn khấn thành tâm để mang đến sự thuận lợi

Trong lễ nhập trạch chung cư, việc chuẩn bị mâm đồ lễ thờ cúng và đọc văn khấn đúng cách là rất cần thiết. Gia chủ cần phải biết cách đọc văn khấn lễ nhập trạch nhằm thể hiện lòng thành cùng sự tôn kính tới thần linh và gia tiên. Có hai loại văn khấn trong nghi lễ nhập trạch chung cư, gồm văn khấn thần linh xin nhập trạch về căn hộ và văn khấn gia tiên khi nhập trạch chung cư. Việc đọc đúng và đầy đủ bài khấn sẽ mang tới sự thuận lợi và sung túc cho chủ nhân trong căn hộ mới

Thủ tục nhập trạch nhà chung cư

Sau khi nhận bàn giao căn hộ, chủ nhà không nên vận chuyển đồ dùng vào nhà trước khi chưa hoàn thành lễ nhập trạch. Vào dịp lành, gia chủ nên mang những dụng cụ thiết yếu vào nhà, mang ý nghĩa tượng trưng cho việc thực hiện lễ nhập trước khoảng 30 phút – 1 tiếng. Đợi đến ngày giờ hoàng đạo, lễ nhập trạch căn hộ sẽ chính thức thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Trước cửa chính của nhà, đặt một chiếc bếp than hoặc bếp gas mini để mọi người đi qua 

Bước 2: Chủ nhà cầm bát hương và bài vị tổ tiên đi qua bếp than trước (nên bước chân trái đi trước, chân phải đi sau). Sau đó, các thành viên trong gia đình sẽ làm lần lượt theo thứ tự. Mỗi thành viên mang theo một dụng cụ trong gia đình, có ý nghĩa mang lại thịnh vượng, chẳng hạn như chiếu, chổi, . .. Người đi sau cùng mang theo cỗ cúng lễ nhập trạch chung cư 

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Gia chủ cần thực hiện đúng, đủ và thành tâm thủ tục nhập trạch

Bước 3: Đặt đồ cúng đã chuẩn bị lên bàn thờ, cùng với các vật cúng khác như rượu trà, trầu cau, vàng mã, hoa quả, . .. Gia chủ thắp nhang và khấn ba lần vái, sau đó cắm nhang vào bát hương

Bước 4: Gia chủ đọc văn khấn nhập trạch nhà chung cư, khấn xin thần linh cho phép được rước vong linh gia tiên về cư ngụ tại nơi ở mới

Bước 5: Bật bếp đun sôi nước để pha trà và lấy ba chén trà để trước bàn thờ. Ngoài ra, mở vòi nước ở bồn rửa và bồn tắm trong nhà cho chảy từ từ, nhằm thể hiện mong ước có cuộc sống thịnh vượng. Đừng quên bật quạt trần để gió thổi theo các hướng, ngoại trừ hướng cửa chính

lễ nhập trạch cho nhà chung cư

Sau khi hóa vàng và hương tàn được phân nửa thì lễ hoàn tất

Bước 6: Thực hiện lễ tạ và hoá vàng. Khi hương tàn được một nửa, lễ nhập trạch nhà chung cư được xem là hoàn thành

Trên đây là các hướng dẫn về nghi lễ cúng nhập trạch theo chuẩn phong tục nước ta. Mặc dù nghi thức cúng bái vô cùng quan trọng nhưng gia chủ không cần phải lo lắng, căng thẳng vì sự thành tâm mới là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành các thủ tục cúng bái. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn khi bắt đầu về nhà mới nhé! 

5/5 - (2 votes)

0938 442 559