HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH TỪ A ĐẾN Z

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH TỪ A ĐẾN Z

5/5 - (1 vote)

Theo quan niệm của người Việt, trước khi dọn vào nhà mới thì cần phải thực hiện lễ cúng nhập trạch. Nghi thức này nhằm thông báo cho tổ tiên, thần linh cai quản tại nơi đó. Chính vì vậy mâm lễ cúng nhập trạch luôn được mọi người chú trọng và cố gắng chuẩn bị đầy đủ và chỉn chu nhất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều gia chủ thấy lúng túng trong khi chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch. Do đó Richard đã tổng hợp kinh nghiệm và chia sẻ trong bài viết này cho các gia chủ có thể nắm rõ

Phong tục dâng mâm cúng về nhà mới

Ý nghĩa của lễ nhập trạch là thông báo, trình diện cho thần linh, thổ địa tại nơi ở mới của bạn. Thể hiện mong ước thần linh chở che, phù hộ đại gia đình được sung túc, mạnh khoẻ. Lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng, do vậy gia chủ phải thực hiện theo các quy tắc truyền thống 

mâm cúng nhập trạch cần những gì

Trước khi dọn đến nhà mới cần chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch

Dọn đến nhà mới phải chọn ngày giờ tốt (hoàng đạo) giúp công việc, cuộc sống được suôn sẻ, thuận lợi 

Đồ đạc phải do người trong nhà tự tay dọn chuyển đến căn nhà mới. Phải dọn đồ trước khi nhập trạch, trước ngày cúng dọn nhà mới. 

Bài vị cúng phải do gia chủ tự tay chuẩn bị và đưa đến nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau, tay cầm tiền của chuyển sang nhà mới 

Mâm cúng lễ nhập trạch gồm những gì?

Tuỳ theo mỗi vùng miền, hoàn cảnh kinh tế mà mâm lễ sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên mọi người nên cố gắng chuẩn bị mâm lễ sao cho chu đáo và tươm tất nhất nhằm bày tỏ tấm lòng thành của mình. Có thể bày riêng biệt các vật phẩm trên vào ba mâm khác nhau hoặc bày chung vào một mâm lớn. 

Mâm ngũ quả

Mâm trái cây là mâm cúng không thể thiếu vào những dịp lễ, cúng trong văn hoá Việt Nam chúng ta. Thường ông bà ta hay dặn con cháu là cúng mâm ngũ quả. Tại đây chúng tôi giới thiệu sơ với các bạn các loại trái cây và mâm ngũ quả phổ biến được sử dụng trong lễ cúng về nhà mới. Thường mâm cỗ cúng về nhà mới sẽ cần 5 loại quả trở lên, bày biện mâm cúng dâng lên ưa nhìn sẽ càng tốt đẹp. 

mâm cúng nhập trạch gồm những gì

Kỵ dùng trái cây giả, hư, héo để làm mâm cúng nhập trạch

Các loại trái cây thông dụng được dùng là: Chuối nguyên nải, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu, nho, đào, táo, lê …. Tuy nhiên cần tránh các loại quá héo, dập hoặc quá chín. Và tuyệt đối không dùng trái cây giả trong quá trình sửa soạn nghi lễ cúng nhập trạch. 

Hương hoa, nhang đèn cúng nhập trạch

Về phần hoa thì chúng ta sẽ mua một bó hoa tươi (không sử dụng hoa giả), có thể dùng các loại như hoa cát tường, vạn thọ, đồng tiền hoặc cúc, hoa hồng, hoa lan, . .. Đặt lọ hoa tươi lên mâm cúng, có thể đặt ở trung tâm hoặc tại một vị trí tương đối trọng yếu trên mâm 

mâm chúng nhập trạch cần những gì

Sử dụng hoa tươi khi dâng mâm lễ cúng nhập trạch

Nhang đèn cần chuẩn bị gồm 1 cặp đèn cầy đỏ, trầu cau đã têm, giấy tiền vàng bạc, muối, đường gạo, nước 3 hũ. Những thứ này chúng ta có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng chuyên bán đồ cúng lễ, ở đây họ có bán đầy đủ. 

Mâm cúng hương hoa, ngũ quả

Mâm cúng hương hoa, ngũ quả bao gồm các lễ vật như sau:

5 loại trái cây tươi

1 bình hoa tươi

1 cặp đèn cầy đỏ

mâm chúng nhập trạch cần những gì

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch tươm tất để mang lại may mắn

3 miếng trầu cau đã têm

3 chén đựng gạo, muối, nước,….

Mâm cúng lễ mặn

Đối với mâm lễ mặn mọi người thường chuẩn bị các lễ vật gồm:

1 bộ tam sên: 1 miếng thịt luộc, tôm luộc (có thể nhiều hơn 1 con), 1 trứng vịt luộc

Xôi – gà luộc nguyên con

Mâm cơm và đồ ăn kèm, tuỳ lòng

3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc

mâm cúng nhập trạch gồm những gì

Mâm cúng có thể khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi gia đình

Dựa trên những món đồ cần có trên đây chúng ta có thể bổ sung các đồ cúng khác nếu có điều kiện như heo quay, nhiều đồ ăn kèm, xôi chè, giò chả… Khi chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch bạn nên biết rõ gia đình mình cần mấy mâm cúng để chuẩn bị đồ lễ cúng nhập trạch cho đầy đủ. Thường là những mâm như: Mâm giữa nhà cúng ông bà gia tiên, mâm cúng chư vị thần linh, thần tài, táo quân. 

Lưu ý: Tuỳ theo mỗi gia đình mà việc chuẩn bị cỗ cúng về nhà mới là món chay hoặc mặn đều được. Dù là đồ chay hay mặn thì các lễ vật khác như bộ tam sên, gà luộc. .. cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ. Ngoài những đồ bày trên mâm cúng về nhà mới thì cũng cần các đồ liên quan như là 

Bếp (nên hoàn chỉnh trước). 

Bàn thờ: gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng. 

mâm chúng nhập trạch cần những gì

Các thành viên trong gia đình hạn chế đi tay không khi vào nhà mới

Đồ cúng để tiến hành lễ cúng về nhà mới, không cần cầu kì nhưng phải đầy đủ. 

Lương thực gồm gạo, nước sạch (thông thường tự lấy ở nhà mới) và đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chén bát, chổi, chiếu. ..). 

Khi vào nhà mới, không nhất thiết là ai trong gia đình phải mang đồ vật gì quan trọng hay đồ vật gì quý giá. Nhưng ai cũng nên có đồ đạc đem vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất kể tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kị

Vị trí nào thích hợp đặt mâm lễ cúng nhập trạch?

Sau khi đã chuẩn bị xong lễ vật và mâm cúng về nhà mới, gia chủ sẽ đặt ở trung tâm căn nhà. Đây cũng là vị trí có vận khí tốt đẹp nhất và may mắn nhất. Với những gia chủ có thiết kế phòng thờ riêng biệt thì có thể đặt mâm cúng ở trên cùng. Dù đặt mâm cúng về nhà mới ở đâu cũng phải đảm bảo không gian cúng lễ sạch sẽ và thông thoáng

mâm cúng nhập trạch nên có những gì

Mâm cúng nên được đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà

Một vài lưu ý đi kèm khi làm mâm cúng về nhà mới

Khi làm  mâm cúng về nhà mới, có một số lưu ý cần phải ghi nhớ để mọi việc được hanh thông và thuận lợi gồm: 

Thời gian chuyển nhà tốt nhất cúng dọn vào nhà mới là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc khi mặt trời vừa lặn, kiêng chuyển nhà vào buổi tối

Nếu làm lễ cúng về nhà mới chỉ lấy ngày, không chuyển đồ đạc vào ngay thì sau khi xong việc gia chủ nên ngủ lại một đêm ở nhà mới. Trong thời gian chờ nhập trạch nhà, nên thường xuyên đến thắp nhang và quét dọn để tăng sinh khí cho căn nhà

mâm chúng nhập trạch cần những gì

Thời gian chuyển nhà nên tránh là buổi tối

Khi làm mâm cúng về nhà mới đối với nhà chung cư nên hỏi kĩ có được phép đốt lò than hay không. Thông thường các chung cư cần phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy nên sẽ không cho phép đốt lò than. Khi đó bạn có thể bỏ qua công đoạn này, việc lược bỏ này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình làm mâm cúng về nhà mới nên bạn cứ an tâm

Trong buổi lễ nhập trạch về nhà mới, nếu muốn xua đuổi tà ma và thanh lọc toàn bộ ngôi nhà, giúp không khí lưu chuyển thì bạn chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương về đốt hoặc xông khắp nhà, chú ý các ngóc ngách và chỗ ẩm ướt. 

Phụ nữ mang bầu không nên tham dự buổi lễ mâm cúng về nhà mới. Trong trường hợp cần thiết thì người phụ nữ phải chuẩn bị một chiếc chổi mới quét dọn sạch sẽ mọi thứ trong nhà trước khi di chuyển. 

mâm chúng nhập trạch cần những gì

Hạn chế để bà bầu tham gia lễ nhập trạch

Khi vào nhà mới vật đầu tiên đem vào nhà thường chiếu hoặc đệm đang sử dụng. Sau nữa là bếp nấu (bếp gas, bếp cồn). Không nên dùng bếp điện bởi vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức là chỉ có nhiệt độ chứ không có lửa), chổi quét nhà, muối gạo, nước. .. và chuẩn bị lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch. Và xin phép được thỉnh vong linh ông bà về ngôi nhà mới để thờ cúng

Nếu Gia chủ nhập trạch để lấy ngày giờ đẹp mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải lưu lại một đêm ở nhà mới. Sau khi Gia chủ khấn thần linh xong xuôi phải làm lễ cáo yết Gia tiên rồi gia đình mới thu dọn đồ đạc. 

Sau khi dọn dẹp xong xuôi, để cầu mong bình an, toàn gia phải làm lễ bái tạ thần Phật, khấn chư vị thần linh cùng gia tiên. .. 

Như vậy, mâm cúng nhập trạch không chỉ là một nghi lễ truyền thống mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật, thành tâm khấn vái sẽ giúp gia chủ đón nhận những điều tốt lành, may mắn và bình an khi chuyển đến ngôi nhà mới

5/5 - (1 vote)

0938 442 559